Đó là một loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản, nó còn chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ sự có mặt các chất chống ô xy hóa (antioxidants) thường gặp như beta-carotene, lycopene, luteine, vitamine C, vitamine E… hay chất xơ và các thành phần khác.
Ở Nhật Bản công ty Skyo có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường như loại thức ăn làm đẹp (cosmetic food), đồ uống có ga cho người dạ dày đa toan, huyết áp cao. Chế phẩm vây cá mập làm tăng miễn dịch cho cơ thể, chế phẩm từ thịt rùa có khả năng chống tai biến mạch máu não.
Tại châu Âu lại xuất hiện một số thực phẩm thông minh có chứa hoạt chất sinh học cần cho hoạt động của cấu trúc bộ não. Các chế phẩm chống ô xy hóa, chống lão hóa phong phú được bào chế từ các hoạt chất sinh học như selen hữu cơ, carotenoid, các vitamine A, C, E và Alinxin, zingerol…, các tiền hormone steroid từ động vật, có công dụng khử các gốc tự do đồng thời lại kích hoạt các enzyme chống ô xy hóa có trong cơ thể.
Ngoài ra còn thấy các sản phẩm chức năng của Trung Quốc như Hải văn huyết nguyên được chế từ con ốc vằn; Tinh hoa khẩu phục dịch tức dung dịch uống từ hoạt chất có cấu trúc phân tử 1-6 fructose diphosphat; Dung dịch cường lực sỹ (bổ thận), viên nang ngư lộc tinh làm từ máu hươu phối hợp với giảo cổ lam và phục linh… Hay các loại thực phẩm chức năng của Pháp, Hàn Quốc như Ribozine, Stimol, Belaf… cũng cung cấp nhiều vitamine và khoáng chất.
Ngay tại Hoa Kỳ, thực phẩm chức năng được đóng gói giống như các loại thực phẩm thông thường, nhưng trên bao bì có ghi xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claims) kể cả xác nhận về cấu trúc/chức năng (Structure/function claims). Như vậy những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được cơ quan y tế xác nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng nhưng chưa chắc chắn của loại thực phẩm ấy đối với sức khỏe con người như giúp hỗ trợ tiêu hóa…, loại này không cần xác nhận của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhưng nhà sản xuất phải trình đủ tài liệu chứng minh khi đăng ký sản phẩm.
Tuy nhiên, đừng tưởng là sử dụng nhiều thực phẩm chức năng là tốt mà cần có một chế độ ăn uống hợp lý kể cả khi sử dụng thực phẩm chức năng mà không cân đối cũng sẽ đưa lại những sự bất lợi cho sức khỏe vì dù sao chúng cũng chỉ là những loại mang tính hỗ trợ là chính, đừng nhầm tưởng là thuốc và ngay cả thuốc cũng phải có liều và không thể lạm dụng; thực phẩm chức năng cũng vậy thôi.
Nhóm thực phẩm chức năng có bằng chứng tin cậy nhất:
- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ đường có gốc rượu (không gây sâu răng).
- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó có thực phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol esther, thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan, những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành chứa hoạt chất stanol esther, saponins, isoflavones, daidzein và genistein, bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esthers…
Nhóm còn tranh cãi nhiều:
- Rau có lá màu xanh đậm chứa luteine làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.
- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acide béo CLA (conjugated linoleic acide) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.
- Các loại rau họ cải như cải bông, cải xanh, cải bẹ… chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Probiotics (ví dụ khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Nhờ có những thành tựu mới của công nghệ sinh học mà các nước đã tạo ra đượcmột số loại thực phẩm thuốc (alicaments) vào các năm gần đây hay gọi là thực phẩm chức năng (functional food) mà các nước Tây phương gọi là dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics) hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement), còn Trung Quốc gọi là thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe. Chúng là những loại thực phẩm nằm ở ranh giới giữa thức ăn và thuốc chữa bệnh.
|